Chia sẻ kinh nghiệm
QUY TRÌNH 6 BƯỚC HỌC HÁN TỰ CỰC ĐỈNH
Bài viết dành cho những ai không biết học Hán tự từ đâu.————-Hán tự (Kanji) đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong tiếng Nhật, và nếu bạn muốn giỏi tiếng Nhật, chắc chắn không thể bỏ qua thành phần cộm cán, mang tiếng là rào cản khó nhằn với nhiều người này.Về cơ bản, có 2 phương pháp học chính:Phương pháp học dành cho các nước không có nền văn hóa bị ảnh hưởng bởi Trung Quốc. Phần lớn dùng hình ảnh để ghi nhớ mặt chữ, và học kanji như học từ vựng thông thường.Phương pháp học dành cho các nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam vốn sử dụng âm Hán hằng ngày. Khi đạt đến một trình độ nhất định, người học có thể dùng tiếng mẹ đẻ và suy luận ra từ tương đương trong tiếng Nhật, phương pháp này tiết kiệm được rất nhiều thời gian cho việc học từ vựng.Hôm nay, mình xin được chia sẻ với các bạn về 6 bước để học Hán tự cực kỳ hiệu quả và phù hợp với ưu thế của người Việt, các bạn thấy hay share về để thực hiện theo nhé!
Bước 1. Học và nắm vững các khái niệm cơ bản về Hán tự
Bạn cần biết những thứ tổng quan, những khái niệm cơ bản nhất về Hán tự mới biết mình học từ đâu, cần học cái gì và như thế nào thì việc học mới diễn ra hiệu quả được. Các bạn nên tìm hiểu để trả lời những câu hỏi sau:Kanji là gì? Nguồn gốc như thế nào?Tầm quan trọng của Kanji trong tiếng Nhật như thế nào?Âm on, âm kun là gì? Cách sử dụng như thế nào?Âm Hán Việt và sự liên hệ với âm On ….
Bước 2: Học bộ thủ và cách hình thành chữ Hán
Bạn cần biết về những cách hình thành chữ Hán, để thấy được chữ Hán nó không giống như ma trận hay một bức vẽ kỳ quái nào đó, mà nó được cấu thành từ nhiều bộ phận gọi là bộ thủ. Có 214 bộ thủ, và mỗi bộ mang ý nghĩa khác nhau.Chữ Hán được cấu thành bởi nhiều phép hình thành khác nhau gọi là Lục Thư, người mới học hoặc ít tìm hiểu có thể nghĩ đơn giản chữ Hán là những chữ tượng hình, nhưng lượng chữ tượng hình chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tổng số những chữ Hán đang được sử dụng. Nếu bạn tìm hiểu thêm về khái niệm Lục Thư này, sẽ biết được cách mà những chữ Hán được hình thành thế nào để hiểu sâu hơn về nó, áp dụng cho việc học sau này.
Bước 3. Học những chữ Hán cơ bản
Bao giờ cũng phải đi từ những chữ cơ bản trước, bạn cần nhớ được mặt chữ, âm Hán Việt, ý nghĩa và nắm được các quy tắc viết chữ Hán để viết đúng và nhớ đúng. Trong việc học Hán tự, chúng ta không cần quá quan trọng việc học âm Kun, vì số lượng âm Kun của một chữ Hán có thể rất lớn nên sẽ làm xao nhãng việc học Hán tự. m kun có thể tích lũy trong những giai đoạn tiếp theo khi các bạn học từ vựng và những mẫu ngữ pháp cao hơn.Chữ Hán cơ bản đôi khi chính là những thành phần cấu thành nên những chữ Hán phức tạp hơn mà các bạn sẽ gặp phải sau này.
Bước 4. Học những chữ Hán phức tạp
Đến những chữ phức tạp hơn, thì ưu thế của bộ thủ và việc nắm vững được những chữ Hán cơ bản được thể hiện ra. Bản chất chữ Hán phức tạp được hình thành từ nhiều bộ thủ hơn, chúng ta có một phương pháp học chữ Hán gọi là “chiết tự”, chiết là bẻ gãy, tự là chữ, nghĩa là chia nhỏ chữ Hán phức tạp ra thành nhiều thành phần và tìm quy tắc ghi nhớ nó.Quy tắc có thể là được người xưa truyền lại, cũng có thể do bản thân người học tự nghĩ ra và ghi nhớ theo cách của mình.Học tới chữ Hán phức tạp là các bạn đã có một lượng kha khá chữ Hán, từ đây chúng ta sẽ tìm những từ vựng kết hợp với nó để học. Một chữ Hán thường có thể liên kết với nhiều chữ Hán khác mà ít khi thay đổi về mặt ý nghĩa, nên bạn có thể tìm được những từ vựng cùng trường nghĩa chữ Hán ấy để học rất hiệu quả.
Bước 5. Các quy tắc chuyển âm
Có rất nhiều tài liệu chia sẻ về những cách chuyển âm từ âm Hán Việt sang âm on và ngược lại. Khi các bạn đã có đủ lượng Hán tự, hoàn toàn có thể áp dụng những quy tắc này để không cần học âm On mà vẫn có thể biết được chính xác cách đọc âm on của chữ Hán đó như thế nào.Nhưng nên tránh sa đà vào việc áp dụng các quy tắc một cách máy móc, vì quy tắc cũng là tương đối. Khi học được đến một mức độ nhất định, có thể tự “ngộ” ra được các quy tắc và tự mình áp dụng.
Bước 6 Tự tư duy ra từ vựng nhờ Hán Việt
Đến bước này là các bạn đã có một lượng Hán tự kha khá lớn. Hãy tập cách lấy một Hán tự làm gốc, rồi tìm những từ Hán Việt kết nối được với Hán tự đó, sau đó áp dụng các quy tắc chuyển âm để chuyển thử những từ Hán Việt đó sang tiếng Nhật và tra lại bằng tiếng Nhật để test xem từ vựng ấy có thực sự tồn tại và đang được sử dụng hay không. Cách này sẽ khiến bạn mất cực kì ít thời gian vào việc học thuộc lòng những từ vựng này. Đây là sức mạnh của việc học Hán tự.Đây là những chia sẻ được tích lũy trong suốt quá trình học tập và tìm hiểu về chữ Hán của mình, hi vọng sẽ giúp ích được cho các bạn phần nào trong quá trình tìm hiểu và học tập chữ Hán trong tiếng Nhật.
———-
Thế Anh